Thủ tục nhập khẩu đồ dùng bếp vào Việt Nam
Hướng dẫn toàn diện về Thủ tục nhập khẩu Đồ dùng nhà bếp vào Việt Nam bao gồm mọi thông tin cần thiết về yêu cầu pháp lý và hồ sơ. Bằng cách cập nhật với những chính sách và tiêu chuẩn gắn nhãn mới nhất, bạn có thể quản lý hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn và dễ dàng điều hướng quá trình nhập khẩu. Dù bạn là doanh nghiệp hay cá nhân, hướng dẫn này là tài liệu không thể thiếu để hiểu và tuân thủ quy định nhập khẩu của Việt Nam đối với các loại đồ dùng nhà bếp đa dạng, từ nồi, chảo cho đến lọ gia vị, thớt và nhiều hơn nữa.
Kitchenware includes a variety of items such as pots, pans, hangers, kitchen cabinet racks, spice jars, knives, chopsticks, plates, bowls, cutting boards, lemon squeezers, towels, cleaning gloves, rice containers, bowls, basins, baskets, etc.
Có rất nhiều loại đồ dùng nhà bếp khác nhau. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp có hai loại đó là:
- Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như: Dao, kéo, chén, đũa, bát, tô, xoong nồi, dĩa, thìa, ly, cốc, kẹp gỗ, kẹp sắt, dụng cụ đánh trứng, nĩa
- Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Kệ chén, kệ đựng lọ gia vị, găng tay, lót nồi, khăn lau, thùng đựng gạo.
Điểm khác biệt giữa hai loại dụng cụ nhà bếp ở trên khi làm thủ tục nhập khẩu là phải làm công bố ATTP và không phải làm công bố ATTP.
1. Chính sách nhập khẩu dụng cụ nhà bếp
Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật ATTP 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010
- QCVN 12-1:2011/BYT
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018
- Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/06/2018
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Công văn 1267/TCHQ-GSQL ngày 09/03/2018
- Thông báo 1850/ATTP-VP ngày 12/08/2020
Căn cứ những văn bản trên có thể thấy mặt hàng dụng cụ nhà bếp không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu dụng cụ nhà bếp sẽ tiến hành bình thường như những mặt hàng khác.
Tuy nhiên, như đã nêu ở thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp có hai loại: Thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng tiếp xúc thực phẩm và thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng không tiếp xúc thực phẩm.
2. Dán nhãn hàng nhập khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp các loại.
2.1 Nội dung nhãn hàng hóa
Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn hàng hóa của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng phòng đồ dùng nhà bếp thì nội dung của một nhãn hàng hóa đầy đủ gồm những thông tin sau:
- Tên hàng hóa;
- Thành phần;
- Thông số kỹ thuật;
- Ngày sản xuất;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Thông tin cảnh báo (nếu có);
- Xuất xứ hàng hóa;
- Thông tin của nhà xuất khẩu / nhà sản xuất (địa chỉ, tên công ty);
- Thông tin của nhà nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty).
Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, các thứ tiếng khác phải có dịch thuật.
2.2 Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp các loại.
Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.
2.3 Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
- Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển. Với những rủi ro trên thì Vietlabo khuyến nghị nên dán nhãn lên hàng hóa. Trường hợp bạn chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa ở Việt Nam vui lòng liên hệ đến hotline hoặc email để được tư vấn.
3. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp
Đối với loại này thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp theo quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC sẽ tiến hành như bao mặt hàng bình thường khác. Bồ hồ sơ nhập khẩu gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hoá.
- Vận đơn (Bill of lading)
- Công bố ATTP hoặc bản tự công bố ATTP (kết quả)
- Giấy chứng nhận xuất xứ -CO (Certificate of origin) nếu có
- Catalog (nếu có)… và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan mặt hàng dây điện. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ (nếu có), hóa đơn thương mại, vận đơn và công bố ATTP. Đối với những chứng từ còn lại thì sẽ được bổ sung khi cán bộ hải quan có yêu cầu thêm.
Đối với mặt hàng tiếp xúc thực phẩm thì phải làm tự công bố ATTP. Quý vị phải làm bản tự công bố trước khi nhập khẩu, quan trọng nhất là bản test đạt tiêu chuẩn tự công bố.
Hồ sơ thủ tục làm tự công bố ATTP, bạn có thể liên hệ tới hotline hoặc email của Vietlabo để được tư vấn.
4. Những lưu ý khi nhập khẩu đồ dùng nhà bếp
Khi làm nhập khẩu đồ dùng nhà bếp quý vị cần phải lưu ý những điểm sau đây:
- Nếu đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì phải làm tự công bố ATTP
- Nhà nhập khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ thuế thì hàng hóa mới được thông quan.
- Nên làm hồ sơ tự công bố trước khi nhập khẩu, để tránh tình trạng lưu kho, lưu container.
- Có 9 trường hợp được miễn làm công bố ATTP. Theo thông báo số 1850 ATTP-VP ngày 12/08/2020
Với thông tin hướng dẫn chi tiết và cặn kẽ này, bạn sẽ có thể dễ dàng và hiệu quả thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp vào Việt Nam. Để hỗ trợ thêm, Vietlabo luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tối ưu trong mọi khía cạnh của quá trình nhập khẩu, đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và phù hợp với quy định pháp luật.